Nghị định mới về chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình đã có những thay đổi đáng kể, đặt ra yêu cầu cao hơn về năng lực và trách nhiệm của người hành nghề. Bài viết này của Đất Vàng Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về các điều kiện, phạm vi và thủ tục để đạt được chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình theo đúng quy định của pháp luật.
Mục lục
1. Chứng chỉ khảo sát địa hình là gì?
Chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình được cấp cho các cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam. Chứng chỉ này cho phép họ đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập theo quy định tại khoản 3 Điều 148 của Luật Xây dựng năm 2014, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 53 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14.
Chứng chỉ khảo sát địa hình hỗ trợ kỹ sư trong việc giám sát quá trình khảo sát thực địa, bao gồm các nhiệm vụ như:
- Khảo sát lưới đường chuyền cấp 2 (Địa hình cấp 2)
- Đo khống chế cao, thủy chuẩn hạng IV (Địa hình III)
- Đo vẽ bình đồ 1/500 (Địa hình cấp 3)
- Cắm mốc chỉ giới đường đỏ, cắm mốc ranh giới quy hoạch (cấp địa hình III)
2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình
Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình được phân chia theo các hạng sau:
2.1. Đối với Chứng chỉ hành nghề khảo sát hạng 1
- Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp đại học thuộc chuyên ngành phù hợp.
- Kinh nghiệm: Có ít nhất 07 năm kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung chứng chỉ đề nghị cấp.
- Dự án thực hiện: Đã làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng trong lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ cho ít nhất 01 dự án nhóm A hoặc 02 dự án nhóm B trở lên, hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp I trở lên, hoặc 03 công trình từ cấp II trở lên.
- Thi sát hạch: Đạt yêu cầu thi sát hạch do Cục Quản lý hoạt động xây dựng – Bộ Xây dựng tổ chức.
2.2. Đối với Chứng chỉ hành nghề khảo sát hạng 2
- Đối với Chứng chỉ khảo sát địa chất hạng 2, cá nhân cần đáp ứng được những điều kiện Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp đại học thuộc chuyên ngành phù hợp.
- Kinh nghiệm: Có ít nhất 04 năm kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung chứng chỉ đề nghị cấp.
- Dự án thực hiện: Đã làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng trong lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ cho ít nhất 01 dự án nhóm B trở lên hoặc 02 dự án nhóm C trở lên, hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp II trở lên, hoặc 03 công trình từ cấp III trở lên.
- Thi sát hạch: Đạt yêu cầu thi sát hạch do Sở Xây dựng hoặc các tổ chức nghề nghiệp liên quan đến hoạt động xây dựng quản lý.
2.3. Đối với Chứng chỉ hành nghề khảo sát hạng 3
- Trình độ chuyên môn: Có trình độ đại học với kinh nghiệm từ 02 năm trở lên, hoặc có trình độ cao đẳng/trung cấp với kinh nghiệm từ 03 năm trở lên.
- Dự án thực hiện: Đã tham gia khảo sát xây dựng trong lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ cho ít nhất 02 dự án nhóm C hoặc 02 dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật, hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp III trở lên, hoặc 03 công trình từ cấp IV trở lên.
- Thi sát hạch: Đạt yêu cầu thi sát hạch do Sở Xây dựng hoặc các tổ chức nghề nghiệp liên quan đến hoạt động xây dựng quản lý.
Có thể bạn chưa biết:
- Các tiêu chuẩn khảo sát địa hình đường giao thông hiện nay tại: https://datvangvietnam.vn/cac-tieu-chuan-khao-sat-dia-hinh-duong-giao-thong-hien-nay/
- Các tiêu chuẩn khảo sát địa hình mới nhất hiện nay tại Việt Nam
3. Phạm vi hành nghề theo hạng của chứng chỉ khảo sát địa hình
Phạm vi hành nghề theo từng hạng của chứng chỉ khảo sát địa hình được quy định như sau:
- Hạng I: Được làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng tất cả các nhóm dự án, các cấp công trình cùng lĩnh vực và cùng loại công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề;
- Hạng II: Được làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng dự án nhóm B, công trình cấp II trở xuống cùng lĩnh vực và cùng loại công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề;
- Hạng III: Được làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng dự án nhóm C, công trình cấp III trở xuống cùng lĩnh vực và cùng loại công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
4. Hồ sơ thủ tục cấp chứng chỉ khảo sát địa hình
Hồ sơ để cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ, và gia hạn chứng chỉ giám sát khảo sát địa hình bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu số 01 phụ lục IV nghị định 15/2021/NĐ-CP;
- 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trắng chân dung của người đề nghị cấp chứng chỉ chụp trong thời gian không quá 06 tháng;
- Văn bằng do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp phù hợp với loại, hạng chứng chỉ đề nghị cấp;
- Chứng chỉ hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh, gia hạn chứng chỉ hành nghề;
- Các quyết định phân công công việc (giao nhiệm vụ) của tổ chức cho cá nhân hoặc xác nhận văn bản của đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư về các công việc tiêu biểu mà cá nhân đã hoàn thành trong nội dụng kê khai. Trường hợp cá nhân hành nghề độc lập phải có hợp đồng và biên bản nghiệm thu các công việc tiêu biểu đã kê khai;
- Giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc hợp đồng lao động;
- Các tài liệu theo quy định như ảnh thẻ, chứng minh nhân dân, bằng cấp, các quyết định phải là bản sao có công chứng thực hoặc tệp in chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao xuất trình để đối chiếu,
Trên đây là thông tin về Chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình theo nghị định mới mà Đất Vàng Việt Nam https://datvangvietnam.vn/ muốn chia sẻ với bạn.
Truy cập website để cập nhật thông tin mới nhất và tin tức nóng hổi từ thị trường bất động sản toàn quốc.
Đất vàng Việt Nam
Nền tảng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch – Dự án – Giá đất
Big Data chính xác, phong phú, minh bạch cho nhà đầu tư và mọi đối tượng khách hàng
Hotline: 0961.85.0990
Xem thêm dịch vụ của chùng tôi:
- Dịch vụ khảo sát địa hình tại: https://datvangvietnam.vn/dich-vu/dich-vu-khao-sat-dia-hinh/
- Dịch vụ quét 3D