Các tiêu chuẩn khảo sát địa hình đường giao thông hiện nay

Hiện nay, các tiêu chuẩn khảo sát địa hình đường giao thông đã có những thay đổi đáng kể để phù hợp với sự phát triển của công nghệ và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng công trình. Hãy cùng Đất Vàng Việt Nam đi sâu vào các tiêu chuẩn khảo sát địa hình đường giao thông mới nhất trong bài viết dưới đây nhé.  

1. Một số tiêu chuẩn khảo sát địa hình đường giao thông

Để đảm bảo chất lượng công trình giao thông, Nhà nước đã ban hành các tiêu chuẩn khảo sát địa hình nhằm hỗ trợ kỹ sư đạt kết quả đo đạc ngoài thực địa một cách chính xác và hiệu quả. Dưới đây là một số tiêu chuẩn khảo sát địa hình đường giao thông phổ biến hiện nay:

  • TCN 259 – 2000 – Quy định khoan thăm dò địa chất công trình
  • TCN 263 – 2000 – Quy trình khảo sát đường ô tô
  • TCN 244-98- Quy trình xử lý đất yếu bằng bấc thấm trong xây dựng nền đường
  • TCN 171-87- Quy trình KS ĐCCT và thiết kế biện pháp ổn định nền đường vùng có hoạt động trượt, sụt, lở:
  • TCN 82-85 – Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình:
  • TCN 160-87 – Khảo sát địa kỹ thuật phục vụ cho thiết kế và thi công móng cọ
  • TCCS 41:2022/TCĐBVN – Tiêu chuẩn khảo sát, thiết kế nền đường ô tô đắp trên nền đất yếu.

Khảo sát địa hình đường giao thông có tính phức tạp hơn so với các công trình dân dụng và công nghiệp do phạm vi thi công lớn, mật độ mũi khoan dày và độ sâu khoan có sự khác biệt tùy theo loại nền đất. Dựa trên điều kiện địa chất cụ thể, doanh nghiệp cần quyết định độ sâu mũi khoan phù hợp.

Những tiêu chuẩn khảo sát địa hình đường giao thông mới nhất

Các tiêu chuẩn khảo sát địa hình đường giao thông thường được phân loại như sau:

  • Công trình xây đường trên nền đất thông thường
  • Công trình đường xá trên nền đất yếu
  • Công trình giao thông trên nền đất ngập và đường bãi qua sông
  • Công trình nền đường đào sâu
  • Công trình nền đường đắp cao 
  • Đoạn đường có hiện tượng địa chất động lực 
  • Công trình xây dựng đường chắn và đường phòng hộ

Trước khi tiến hành khoan, đơn vị cần thực hiện công tác chuẩn bị như: rà soát các văn bản phê duyệt dự án, thu thập tài liệu và kết quả khảo sát từ các giai đoạn trước, phân tích các vấn đề còn tồn đọng, và lập kế hoạch khoan cụ thể.

2. Những địa hình thường gặp khi thi công công trình giao thông

2.1. Nề đường thông thường

Các lỗ khoan được bố trí đều đặn với khoảng cách 1-2 lỗ khoan/km, và độ sâu trung bình mỗi lỗ dao động từ 5-7m. Trong trường hợp gặp khó khăn trong việc di chuyển thiết bị khoan, nhà thầu có thể linh hoạt đào đất để lấy mẫu thay thế.

2.2. Nền đường đất yếu

Khoảng cách giữa các lỗ khoan thường từ 50-100m, hoặc cứ 100-150m sẽ khoan 3 lỗ trên cùng một mặt cắt. Độ sâu của các lỗ khoan phải vượt qua toàn bộ lớp đất yếu để lấy mẫu đầy đủ. 

Về cơ bản, quy trình lấy mẫu giữa nền đất thường và nền đất yếu là tương tự nhau. Tuy nhiên, với nền đất yếu, cần chọn phương pháp thí nghiệm cắt phù hợp để đảm bảo giữ nguyên trạng mẫu đất.

Khảo sát địa hình công công trình giao thông thường gặp

2.3. Công trình giao thông trên nền đất ngập và đường bãi qua sông

Tiêu chuẩn khảo sát về mật độ và độ sâu của các lỗ khoan tương tự như đối với nền đường thông thường. Tuy nhiên, cần chú ý thêm để:

  • Xác định rõ loại đất là đất thường hay đất yếu.
  • Nhận diện các yếu tố thủy văn có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của mái dốc.
  • Đối với công tác kè, xây dựng phòng hộ và ngâm nước, cần chọn loại đất đắp phù hợp.

2.4. Công trình nền đường đào sâu

Nền đường đào sâu là khu vực có mái dốc cao hơn 12m khi thi công. Mục tiêu của khảo sát địa chất ở khu vực này là phân tích độ ổn định của đất đá để đưa ra phương án thi công hợp lý. 

Khoảng cách giữa các lỗ khoan khảo sát địa chất là từ 50-100m, hoặc cứ 100-150m sẽ khoan 3 lỗ trên cùng một mặt cắt. Độ sâu lỗ khoan sẽ phụ thuộc vào độ dày của tầng đất phủ. Khi khảo sát nền đường đào sâu, cần làm rõ các vấn đề sau:

  • Trên nền đất ổn định: Xác định tính chất, độ dày tầng phủ và đặc điểm thủy văn 
  • Trên nền đất địa chất phức tạp, nhiều đất đá, đất nứt nẻ: Xác định phân bổ của đá, mức độ, xu hướng nứt nẻ của đất.
  • Trên nền đất yếu, đất sét: Chú ý về địa mạo, điều kiện thủy văn, độ ẩm và ảnh hưởng của nước tới đất. Cần mang mẫu đất về phòng thí nghiệm chuyên sâu nếu đất sét có tính chất trương nở. 

2.5. Công trình nền đường đắp cao 

Đối với nền đường đắp cao hơn 12m, cần thực hiện khoan thăm dò với mật độ 50-100m/lỗ khoan trên trục tim tuyến, mà không cần sắp xếp lỗ khoan theo mặt cắt. Mục tiêu là phát hiện các tầng đất yếu. 

Khi khoan thăm dò, cần đánh giá tính ổn định của nền đất và mái dốc, đồng thời chọn vật liệu đắp chắc chắn và đưa ra phương án gia cố mái dốc phù hợp.

Trên đây là thông tin về Không gian ảo mà Đất Vàng Việt Nam https://datvangvietnam.vn/ muốn chia sẻ với bạn. 

Truy cập website để cập nhật thông tin mới nhất và tin tức nóng hổi từ thị trường bất động sản toàn quốc.

​​Đất vàng Việt Nam

​​Nền tảng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch – Dự án – Giá đất

​​Big Data chính xác, phong phú, minh bạch cho nhà đầu tư và mọi đối tượng khách hàng

​​Hotline: 0961.85.0990

Xem thêm các dịch vụ của chúng tôi:

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ
Gọi điện
Chat facebook
Chat Zalo